Cấu tạo bếp từ, nguyên lý bếp từ+ chức năng mà bạn nên biết

Bếp từ có cấu tạo như thế nào gồm các thành phần gì, sơ đồ bếp từ - nguyên lý hoạt động của bếp từ ra sao và chức năng của bếp từ khi sử dụng chúng ta phải biết

Bạn sử dụng bếp từ nhưng có khi nào thắc mắc cấu tạo bếp từ gồm các thành phần như thế nào, nguyên lý hoạt động của bếp từ ra sao có an toàn không, các chức năng của bếp từ có khác chức năng của bếp hồng ngoại - khác nhau ở điểm nào...?

Vậy thì tất cả các vấn đề này đều được giải thích một cách chi tiết qua bài viết "chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, sơ đồ mạch bếp từ cùng chức năng của bếp từ" mà baohanhbeptuvn.com thực hiện, mọi người cùng tham khảo nhé.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp điện - bếp từ

Chúng ta sẽ đi vào từng mục một bao gồm chi tiết về cấu tạo của bếp điện - cấu tạo của bếp điện từ và nguyên lý của bếp từ để mọi người hiểu hơn về dòng bếp này.

Tìm hiểu về cấu tạo nguyên lý làm việc của bếp từ

Tìm hiểu về cấu tạo nguyên lý làm việc của bếp từ

Cấu tạo của bếp từ - điện từ

Thực tế thì cấu tạo chi tiết của bếp từ so với cấu tạo bếp hồng ngoại là tương đối giống nhau chỉ có khác nhau một chút về cuộn sợi đối, bên cạnh đó là đặc điểm của tấm kính màn hình còn các thành phần khác thì gần như giống hệt có thể là khác nhau về mặt thông số - số lượng.

Một điều mà bạn cần biết thêm đó là với các dòng bếp mới hiện đại nó được thiết kế thông minh, đổi mới một số điểm so với bếp trước đây, nhưng về cơ bản là thành phần, chức năng là không thay đổi bao nhiêu ( ví dụ cấu tạo của bếp điện công nghệ 8 chỉ khác một chút cho với bếp công nghệ 6 - 4 ).

 Cấu tạo của bếp từ bao gồm 5 thành phần chính đó là:

  • Mạch nhận nồi bếp từ
  • Cảm biến nhiệt bếp từ
  • Quạt tản nhiệt bếp từ
  • Mâm nhiệt bếp từ
  • Khung vỏ bếp từ

Cấu tạo chung của các loại bếp từ hiện nay

Cấu tạo chung của các loại bếp từ hiện nay

>> Ta thấy cấu tạo bên trong bếp từ khá đơn giản không có nhiều chi tiết như tivi hay máy giặt điều hòa, nhưng nếu như thiếu một trong các thành phần này thì khó mà sử dụng được.

Chức năng của các thành phần trong bếp từ

- Mâm từ bếp từ hay gọi đơn giản là mâm bếp từ chính là tấm vòng tròn để tạo ra từ trường biến thiên giúp nấu chín đồ ăn.

- Cảm biến bếp từ gồm hai loại là cảm biến nhiệt độ bếp từ và cảm biến nhận nồi bếp từ. Cảm biến nhiệt độ dùng để cảm biến mức nhiệt thực tế mà bếp phát ra để phản ánh về main mạch còn cảm biến nhận nồi là để giúp biết được bếp từ có nhận hay bếp từ không nhận nồi.

- Mạch bếp từ là main mạch điều khiển bếp với các chức năng bên trong, nó bao gồm rất nhiều các điện trở nhiệt bếp từ cùng các linh kiện khác.

- Quạt tản nhiệt là phụ kiện có công dụng tản nhiệt cho bếp vì khi đun nấu nhiệt độ cao nếu không tản nhiệt thì bếp rất nóng có thể gây ra cháy nổ bếp từ, hư hỏng main mạch.

- Khung vỏ bếp từ là để bao bọc toàn bộ main mạch, quạt cùng điện trở sau đó kết hợp với mặt kính để tạo nên một chiếc bếp hoàn chỉnh cho chúng ta sử dụng.

Tổng quan thành phần cấu tạo bếp từ gồm 5 bộ phần

Tổng quan thành phần cấu tạo bếp từ gồm 5 bộ phần

Nhìn chung cấu tạo bên trong bếp không có nhiều nhưng với các loại bếp chất lượng cao, bếp từ nhập khẩu thì linh kiện có chất lượng rất tốt do đó mà ta thường thấy bếp dù nhỏ nhưng bếp khá nặng.

So sánh cấu tạo bếp điện từ và bếp từ

Về đặc điểm cấu tạo thì hai bếp này giống như nhau, chúng chỉ có sự khác nhau bởi thiết kế cùng chất lượng của các thành phần bên trong.

Cấu tạo bếp điện tương tự gồm 5 thành phần cơ bản giống bếp từ, nhưng chúng có một số điểm khác ở các thành phần này như sau:

- Cảm biến nhiệt bếp hồng ngoại có trị số cao hơn nhiều so với cảm biến nhiệt bếp từ vì bếp hồng ngoại đun nóng mặt bếp, chính vì vậy mà cấu tạo cảm biết nhiệt bếp hồng ngoại được làm từ chất liệu sợi hợp kim chịu nhiệt cao.

- Điểm thứ hai đó là mặt kính bếp hồng ngoại khác với mặt kính bếp từ ở thiết kế mặc dù cả hai đều được thiết kế ở mức độ chịu lực cao. Tuy nhiên thì hiện tượng vỡ kính bếp từ gặp phải nhiều hơn bếp hồng ngoại vì bếp hồng ngoại sử dụng mâm nhiệt có khả năng chịu nhiệt tốt hơn.

Mặt kính bếp từ khác với mặt kính bếp hồng ngoại

Mặt kính bếp từ khác với mặt kính bếp hồng ngoại

- Thứ ba và là điểm tạo nên sự khác biệt cơ bản của bếp từ với hồng ngoại đó chính là phụ kiện bếp hồng ngoại, nó được làm nóng bằng cách đun nóng maiso sợi đốt để tỏa nhiệt làm nóng mặt bếp hoặc mâm nhệt halogen, do đó mà bếp hồng ngoại có cuộn maiso dây điện quấn vòng tròn đều bên trong. 

>> Vậy là chúng tôi đã nêu nên toàn bộ cấu tạo của bếp từ cùng cấu tạo của bếp điện từ hồng ngoại, việc bếp từ hỏng, bếp từ không nhận nồi, bếp từ đun không nóng hay bếp từ không điều khiển được rất có thể là do một trong 5 yếu tố đó gây ra.

Nguyên lý làm việc của bếp từ, bếp điện từ

Khi chúng ta hiểu được các thành phần cấu tạo bên trong của bếp và sơ đồ nguyên lý bếp từ thì chắc chắn là có thể tự giải thích được khái niệm về bếp từ, bếp hồng ngoại là gì - bếp chạy kiểu gì ( bếp từ đôi là gì ).

>> Và dưới đây mọi người cùng tìm hiểu về sơ đồ khối bếp từ ( sơ đồ nguyên lý mạch điện bếp từ tổng thể ).

Sơ đồ mạch điện bếp từ sẽ có đầy đủ tất cả các chức năng, nó gồm có hệ thống bảng điều khiển, hệ thống vi xử lý điều khiển, hệ thống nhận nồi mâm từ để nấu, hệ thống giải nhiệt, ngoài ra còn có các phụ kiện phụ trợ khác.

Tìm hiểu về nguyên lý làm việc của bếp từ

Tìm hiểu về nguyên lý làm việc của bếp từ

Sơ đồ mạch điện của bếp từ tổng quan là như vậy, nhưng nếu khi phân tích kỹ người ta sẽ chia ra làm các loại sơ đồ như sau: sơ đồ mạch nhận nồi bếp từ, sơ đồ nguồn bếp từ, sơ đồ điều khiển bếp từ ( sơ đồ mạch driver bếp từ ), sơ đồ mạch hồi tiếp...

Trong sơ đồ mạch bếp từ thì sơ đồ mạch nguồn cho bếp và sơ đồ mạch nhận nồi là điển hình và quan trọng nhất, do vậy muốn hiểu về bếp cũng như sửa chữa được bếp thì mọi người buộc phải hiểu được về nó.

Nguyên lý bếp từ:

Nguyên lý làm việc của bếp từ được giải thích dựa theo sơ đồ mạch điện bếp từ nói chung như sau:

1/ Khi ta đặt nồi lên bếp và bật bếp, chọn chế độ nấu rồi bấm start thì bếp bắt đầu chạy.

2/ Lúc này điện cấp vào trong cuộn dây tạo ta từ trường biến thiên với cường độ rất lớn

3/ Bên trong nồi từ của bếp từ có các phân tử kim loại khi gặp từ trường này thì chịu lực tác động và di chuyển với tốc độ cao ( chúng có thể va hoặc không va vào nhau )

4/ Cứ như vậy chúng tao ra nhiệt lượng giúp đun nóng nồi - chín thức ăn trong nồi

5/ Khi ta tắt bếp thì điện cấp vào cuộn dây biến mất nên từ trường mất đi, do đó mà các phân tử kia lại di chuyển chậm lại dần dần mới ngừng lại.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ là cảm ứng điện từ

Nguyên lý hoạt động của bếp từ là cảm ứng điện từ

>> Đây chính là nguyên tắc sử dụng bếp từ dựa theo sơ đồ thường được ghi trên mặt bếp.

Nguyên lý bếp hồng ngoại:

Để hiểu được nguyên lý làm việc của bếp điện ( điện từ hồng ngoại ) thì ta cần phải hiểu được sơ đồ mạch bếp hồng ngoại.

Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển bếp hồng ngoại có chút khác biệt so với bếp từ ở giai đoạn đun nóng cụ thể là ở bước 2 và bước 3.

- Trong bước 2 sau khi bật bếp thì điện cấp vào cuộn dây maiso sợi đốt khiến cuộn dây có điện và phát nóng sinh nhiệt ( lý do mà ta thấy bếp hồng ngoại thường phát ra màu đỏ ).

- Nhiệt lượng này rất lớn phát nóng lên mặt kính bếp hồng ngoại sau đó là truyền vào nồi để đun nấu đồ ăn cho đến chín ( cho nên nhiều người còn dùng bếp hồng ngoại để nướng là vì đó ).

Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại là đốt nóng

Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại là đốt nóng

>> Dựa vào giải thích sơ đồ nguyên lý cùng với phân tích mạch điều khiển bếp thì ta thấy được ưu nhược điểm khi nấu hai loại bếp này, đó là bếp từ thì không sinh nhiệt ra bên ngoài nên ít khi bị bỏng hay cháy đồ ăn nếu rơi rớt còn bếp hồng ngoại ngược lại.

Đồng thời thì ta lại ít phải sửa bếp hồng ngoại hơn so với sửa bếp từ vì bếp hồng ngoại chịu được nhiệt lượng lớn mà mặt kính rất nhạy bắt nồi còn bếp từ thiết kế chỉ nhận nồi chuyên dụng ( nó giúp giải đáp được các câu hỏi: Bếp hồng ngoại có nấu được nồi nhôm không, nồi nhôm có nấu được bếp từ không, nồi sứ có nấu được bếp từ không, nồi inox có nấu được bếp từ không ).

Bên cạnh đó thì việc sửa bo mạch bếp hồng ngoại ( bo mạch bếp hồng ngoại cảm ứng ) đơn giản hơn so với bếp từ.

Bên trong cấu tạo tạo nên nguyên lý làm việc bếp điện từ

Bên trong cấu tạo tạo nên nguyên lý làm việc bếp điện từ

Chúng ta tìm hiểu hết về cấu tạo cùng nguyên lý làm việc bếp từ hồng ngoại, dưới đây mọi người cùng tìm hiểu về các chức năng của bếp từ ngay nhé.

Các chế độ nấu của bếp từ hồng ngoại

Tính năng của bếp từ hay tính năng của bếp hồng ngoại khá đa dạng, chúng có nhiều ưu điểm vượt trội do đó mà nhiều người lựa chọn sử dụng.

6 chức năng nổi bật của bếp từ hồng ngoại

Chức năng chống tràn

Một số người hay thắc mắc rằng bếp từ có tự ngắt không vì nếu như để đó nấu mà nồi đầy nhưng có việc đi ra ngoài rồi quên tắt bếp, khi quay vào liệu có gây ra cháy nổ nguy hiểm không nhất là bếp từ tự ngắt khi cạn nước không...

Vấn đề này bạn hoàn toàn yên tâm vì an toàn của bếp từ gần như tuyệt đối rất ít trường hợp bị chập cháy bếp cho dù quên tắt bếp từ vì bếp có chức năng chống tràn nước hay hiểu đơn giản là khi nước tràn ra mặt bếp thì bếp tạm thời khóa.

Chức năng này của bếp từ thường được nhiều người quyên tắt bếp hồng ngoại gọi là khóa tạm thời, vì khi nấu như vậy bếp hồng ngoại có nhiệt rất cao mà trào nước thì sôi cả nước rất nguy hiểm nên không cho người dùng động vào, đôi khi là bếp từ báo lỗi.

Chức năng chống tràn ở các loại bếp từ inverter

Chức năng chống tràn ở các loại bếp từ inverter

Chức năng cảnh báo nhiệt dư

Đây là chức năng rất ưu việt kể cả là ở bếp từ hay không ngoại.

Nó được hiểu là việc chúng ta đun nấu quá lâu trong thời gian dài nên nhiệt độ bếp rất cao, hoặc là quên tắt bếp như ở trên thì bếp từ tự giảm nhiệt để tránh quá tải nhiệt thậm chí là tự ngắt bếp.

Chức năng tự ngắt nến nguồn điện không ổn định

Nghe thì lạ nhưng nếu khu vực bạn sử dụng mà nguồn điện kém ( cuối nguồn điện ) hay bị sụt áp thì khá khó sử đụng được bếp từ hồng ngoại.

Lý do là vì bếp từ có chức năng tự ngắt nếu nguồn điện có vấn đề để đảm bảo an toàn cho bếp cùng người sử dụng, cho nên ta có thể bắt gặp thấy tình trạng bếp từ mất nguồn khi đang nấu ( bất tự ngắt nguồn khác với việc bếp từ mất nguồn bật không lên ).

Bếp từ tự động ngắt nếu nguồn điện không ổn định

Bếp từ tự động ngắt nếu nguồn điện không ổn định

Cảnh báo không nhận nồi

Chỉ bếp từ với có cảnh báo không nhận nồi vì bếp hồng ngoại dường như không có chức năng cảnh báo này.

Khi dùng sai nồi hoặc nồi có mặt độ phân tử kim loại bắt nồi kém, nồi bị ướt có nước bên dưới, trên mặt bếp có nhiều dầu nhớt...thì bếp thường không nhận nồi và báo lỗi trên màn hình để chúng ta biết.

Chức năng khóa trẻ em

Kể cả là từ hay hồng ngoại thì bếp đều phải có chức năng khóa trẻ em, điều này rất quan trọng vì trẻ nhỏ không biết sử dụng mà tự điều chỉnh, thay đổi chức năng có thể gây ra nguy hiểm.

Chức năng khóa an toàn cho trẻ em trên bếp từ

Chức năng khóa an toàn cho trẻ em trên bếp từ

Chức năng hẹn giờ

Bếp từ hồng ngoại có thể hẹn giờ, điều này thật là tuyệt.

Khi người khác đến ta thấy bếp từ tự bật tự tắt, ban đầu tưởng như hỏng nhưng không phải bởi nhiều lúc đây là chức năng của bếp mà đa số người dùng hay lựa chọn nấu khi không quá rảnh tay, hoặc là khi phải nấu các món ăn đặc biệt nào đó.

Các chế độ nấu của bếp từ đôi, đơn, bếp hồng ngoại

Về cơ bản thì các chế độ nấu của bếp từ giống nhau và chế độ nấu của bếp hồng ngoại giống nhau.

Tuy nhiên thì chế độ nấu của bếp từ đôi so với chế độ nấu bếp từ đơn lại khác nhau, lý do là vì bếp từ đơn sử dụng theo kiểu các phím chức năng phải chọn còn bếp đôi - ba - bốn sử dụng theo chế độ tăng chỉnh nhiệt độ.

Tương tự vậy thì chế độ nấu của bếp hồng ngoại đơn khác với chế độ nấu của bếp hồng ngoại đôi - ba - bốn nên ta phân tích chế độ nấu của riêng từng loại bếp này.

Chế độ nấu theo nguyên lý của bếp từ hồng ngoại

Chế độ nấu theo nguyên lý của bếp từ hồng ngoại

Chế độ nấu của bếp đôi từ hồng ngoại

Bếp từ hồng ngoại nhiều vùng bếp có đầy đủ các chức năng cơ bản cho chúng ta sử dụng vùng từ hồng ngoại đó là:

  • Chế độ nấu lẩu. Chế độ nấu lẩu là một trong những chế độ phổ biến, có mặt trên hầu hết các dòng bếp điện từ
  • Chế độ chiên, xào
  • Chế độ nấu nước
  • Chế độ hầm hay hấp
  • Chế độ nấu súp
  • Chế độ nấu cháo
  • Nướng

Các chế độ nấu cơ bản của bếp hồng ngoại

Các chế độ nấu cơ bản của bếp hồng ngoại

>> Để nấu được các chức năng này thì người dùng cần chọn vùng bếp và căn chỉnh nhiệt độ, khi cần nấu nhanh thì tăng nhiệt độ và sau đó sôi, cần hầm om lâu thì giảm nhiệt độ đi rồi đun liên tục.

Chế độ nấu của bếp hồng ngoại đơn, chế độ nấu bếp từ đơn

Các chức năng này giống như bếp đôi ba bốn, nhưng ta có thể chọn các chương trình khác nhau trực tiếp trên mặt bếp:

  • Mixed grains
  • Chế độ nấu Stew
  • Chế độ Porridge
  • Fierce fire
  • Chế độ Steam
  • Chế độ Grill

Chế độ nấu của bếp từ hồng ngoại đơn

Chế độ nấu của bếp từ hồng ngoại đơn

Ý nghĩa các ký hiệu trên bếp từ, các ký hiệu trên bếp hồng ngoại

- Mixed grains nghĩa là gì: Đây được hiểu là nấu cơm trộn hay nấu cơm nếp, nấu xôi.

- Chế độ nấu Stew là gì: Đây là chế độ hầm hay hấp chẳng hạn như hầm thịt bò, hấp bánh, hấp thịt..

- Chế độ Porridge là gì: Đây là nấu cháo, chế độ mà nhiều bà mẹ hay dùng

- Fierce fire là gì: Là chế độ nấu nhiệt hay nấu lửa tức là nấu bình thường đun nấu, luộc, xào, chiên...

- Chế độ Steam bếp từ: Nó giống như chế độ Stew nhưng khác một chút là theo khiểu ăn lẩu

- Grill là nấu như bình thường nhưng thực tế là nướng ( tùy từng loại bếp mới có )

Các chức năng nấu nướng của bếp hồng ngoại đơn

Các chức năng nấu nướng của bếp hồng ngoại đơn

>> Vậy là chúng ta tìm hiểu qua các chế độ nấu của bếp từ cùng bếp hồng ngoại, mọi người có thể so sánh các thông số này để chọn cách nấu phù hợp cho gia đình.

Trên đây chúng ta tìm hiểu toàn bộ về cấu tạo bếp từ, nguyên lý bếp từ - chức năng của bếp từ ( các chế độ nấu của bếp từ hồng ngoại ). Nếu mọi người có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn - giải đáp vui lòng liên hệ tới Hotline của baohanhbeptuvn.com ngay nhé.

 

0965775866